Quản lý tồn kho cho shop quần áo

 

Barcode – mã vạch đã trở thành công cụ quản lý rất quen thuộc trong hầu hết những ngành nghề hiện nay. Ngành hàng quần áo cũng không ngoại lệ. Hầu hết 95% các công ty và cửa hàng quần áo đều sử dụng công cụ barcode mã vạch để quản lý hàng hóa. Trong bài viết này, SINO Corporation sẽ giới thiệu chi tiết cách quản lý tồn kho cho shop quần áo bằng barcode giúp ai muốn kinh doanh quần áo trong tương lai sẽ có phương án quản lý cụ thể, tránh thất thoát hàng hóa và tiết kiệm thời gian quản lý.

Quản lý kho quần áo thủ công

Với kho hàng quần áo số lượng còn ít, việc quản lý kho nhỏ cho các chủ shop khá dễ dàng. Chủ shop có thể phân quần áo theo mã SKU, sắp xếp theo thùng, quy ước sẵn mỗi thùng bao nhiêu số lượng thì sẽ giúp các chủ shop quản lý dễ dàng hàng hóa.

Ví dụ có 2 SKU khác nhau:

  • Áo thun đỏ size M : ATĐ-M số lượng 100 cái, quy ước đóng gói vào 2 thùng, mỗi thùng 50 cái.
  • Áo thun đỏ size S: ATĐ -S số lượng 150 cái, quy ước đóng gói vào 3 thùng, mỗi thùng 50 cái.

Chỉ với 2 SKU, việc bán 10-20 áo và đếm lại rất dễ dàng và không tốn thời gian quá nhiều của chủ shop. Đồng thời khi bán, có thể tạo file excel để nhập hàng bán, làm công thức để xuất số lượng hàng tồn.

Khi chủ shop kiểm kê song song với số lượng hàng tồn cùng đồng bộ với nhau thì quản lý quần áo khá hiệu quả và chặt chẽ.

Nhưng với một chủ shop lớn, các công ty sản xuất may mặc, việc có đển cả trăm, cả ngàn SKU và nhiều size, nhiều mẫu mã, việc đếm thủ công bằng tay và quản lý kho quần áo bằng excel sẽ tốn nhiều thời gian, thêm sai sót và tốn công sức rất nhiều của nhân công cũng như người làm chủ.

Vậy phương án ở đây chúng ta sẽ cần đầu tư công nghệ quản lý kho quần áo bằng barcode gồm:  phần mềm quản lý quần áo ( lưu được nhiều số lượng SKU quần áo khác nhau), máy quét mã vạch và máy in mã vạch, tem nhãn để quản lý quần áo dễ dàng hơn.

Chi tiết công nghệ quản lý kho quần áo bằng barcode

Với quản lý kho quần áo bằng mã vạch, chúng ta sẽ có hẳn một hệ thống quản lý bằng phần mềm liên kết với các phần cứng và vật tư, phục vụ cho việc kiểm đếm nhanh nhất, tiết kiệm thời gian cũng như là báo cáo thời gian thực tế kiểm soát kho hàng theo ngày.

Hệ thống quản lý kho

Với chủ shop quần áo lớn hoặc chủ doanh nghiệp quần áo cần đầu tư một hệ thống phần mềm quản lý kho. Với phần mềm này, các IT đã code các chức năng quản lý kho, quản lý hàng hóa để nhập các SKU hàng hóa vào, nhập số lượng cho thuận tiện, tự động tính công thức để ra hàng tồn kho, không cần phải tự tạo công thức trên Excel.

Các phần mềm quản lý kho hàng hiện nay đang được chào bán với chi phí khá hợp lý. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn nên chọn những phần mềm phù hợp với quy mô kho, chi phí đầu tư. Sau đây là những phần mềm được sử dụng khá phổ biến:

  • Phần mềm quản lý kho Kiot Việt
  • Phần mềm quản lý kho SAPO
  • Phần mềm quản lý CRM

Sau đây là giao diện của một phần mềm quản lý kho, các chủ shop cần tìm hiểu kĩ về những nhà cung cấp phần mềm để có thể an tâm sử dụng lâu dài.

Máy in mã vạch

Đây là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý kho quần áo bằng mã vạch. Máy in mã vạch có nhiệm vụ in từng loại mã vạch khác nhau quy ước cho từng loại sản phẩm.

Để có mã vạch quy ước cho từng loại sản phẩm, chủ shop quần áo cần có phần mềm tạo mã vạch. Có thể sử dụng mã vạch miễn phí hoặc có phí.

Với máy in mã vạch, người quản lý kho sẽ có thể in những loại mã vạch ra tem và dán vào từng sản phẩm quần áo. Những mã vạch có tác dụng được lưu trên hệ thống dữ liệu, hệ thống dữ liệu sẽ giúp chúng ta trong quá trình đếm sản phẩm.

Mỗi mã vạch được máy in mã vạch in ra sẽ dán vào tem của quần áo.

Máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch sẽ giúp các chủ shop thay công đoạn đếm sản phẩm. Mỗi sản phẩm được gắn tem, bạn sẽ dùng máy quét mã vạch quét qua tem sản phẩm. Máy quét mã vạch được kết nối dữ liệu với hệ thống sẽ được cập nhật lên hệ thống, hệ thống đếm rồi sẽ cập nhật thực tế số lượng hàng hóa.

Tem nhãn mã vạch

Tem nhãn mã vạch là vật tư rất quan trọng để in thông tin mã vạch, sau đó được dán lên quần áo, đánh dấu định danh cho mặt hàng sản phẩm quần áo.

Tem nhãn mã vạch cần có thời gian sử dụng lâu, hạn chế mờ thông tin để hỗ trợ cho quản lý hàng hóa.

Tem nhãn mã vạch hiện nay được sử dụng nhiều là loại decal giấy, có chi phí vừa phải. Nếu sử dụng cùng máy in truyền nhiệt sẽ giúp thời hạn tem được lâu dài, hỗ trợ nhiều trong quá trình quản lý kho.

Có một số doanh nghiệp sử dụng tem nhiệt để in tem mã vạch nhưng độ bền tem nhiệt sẽ không để quá lâu trên 3 tháng được, đồng thời sẽ bị giảm chất lượng khi vào nhiệt độ cao.

Các chủ shop lưu ý phần này để lựa chọn cho phù hợp.

Giải pháp quản lý tồn kho trong ngành bán lẻ thời trang

Hiện SINO cung cấp giải pháp quản lý tồn khi trong ngành bán lẻ thời trang. Cung cấp phần cứng gồm máy quét mã vạch, máy in mã vạch ( máy in truyền nhiệt, máy in nhiệt), vật tư in tem nhãn giúp các chủ shop quần áo có một giải pháp tổng thể để quản lý tồn kho cho shop quần áo.

Với kinh nghiệm trên 30 năm, SINO Corporation cam kết đem đến dịch vụ tốt nhất, đảm bảo về chất lượng máy móc cũng như những chế độ kèm theo cho khách mua hàng.

Vui lòng liên hệ hotline của SINO Tín Hòa : 028 3848 0585. Ext: 121 hoặc  0918749577 để được tư vấn về giải pháp quản lý tồn kho cho shop quần áo.

Tìm hiểu thêm:

Giải pháp quản lý kho siêu thị

Tem kính mắt và các dòng máy in tem mắt hiệu quả

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *