Giải mã kí hiệu trên nhãn giặt

Khi mua sắm quần áo mới, bạn sẽ nhìn thấy trên nhãn có những ký hiệu đặc biệt. Đây là các ký hiệu hướng dẫn cách giặt và bảo quản trang phục đúng cách. Tuy nhiên, những chỉ dẫn này chưa hẳn ai cũng hiểu, dẫn đến việc quần áo nhanh hư hỏng hoặc giảm độ bền sau vài lần giặt. Bài viết dưới đây Sino sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của những ký hiệu nhãn giặt này một cách ngắn gọn và dễ hiểu.

Tổng quan về nhãn giặt

Nhãn giặt (hay còn gọi là tem giặt, mác giặt) là một miếng vải hoặc giấy nhỏ được gắn trên quần áo, chứa thông tin về cách giặt, sấy, ủi và bảo quản sản phẩm. Những ký hiệu này tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp người sử dụng ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể hiểu và áp dụng đúng.

Dưới đây là những bước cần làm để đọc và giải mã các ký hiệu giặt là:

Bước 1: Tìm nhãn quần áo: Thường được tìm thấy ở mặt trong của áo ở cổ hoặc dọc theo đường may.

Bước 2: Tìm các ký hiệu giặt trên nhãn quần áo

Bước 3: Giải mã ký hiệu: Các biểu tượng giặt là cơ bản thường có các hình với ý nghĩa sau:

  • Hình chậu nước: hướng dẫn cách giặt
  • Hình tam giác: ký hiệu cách tẩy quần áo
  • Hình vuông: hướng dẫn phơi
  • Hình tròn bên trong hình vuông: hướng dẫn sấy bằng máy
  • Hình tròn: các ký hiệu giặt khô
  • Hình bàn là: hướng dẫn là ủi

Bước 4: Thực hiện theo hướng dẫn.

Tại sao cần tìm hiểu nhãn giặt?

  • Tránh làm hỏng quần áo: Mỗi loại vải có những đặc tính riêng biệt. Khi giặt sai cách, bạn có thể khiến quần áo bị co rút, bạc màu hoặc mất dáng. Nhãn giặt cung cấp thông tin cần thiết để bạn xử lý phù hợp với từng loại vải, bảo vệ trạng thái ban đầu của trang phục.
  • Bảo vệ môi trường: Giặt giũ đúng cách giúp giảm lượng nước, điện và hóa chất giặt tẩy sử dụng, từ đó góp phần bảo vệ môi trường. Sử dụng các phương pháp giặt hiệu quả không chỉ tốt cho quần áo của bạn mà còn cho hành tinh.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Hiểu rõ ký hiệu trên nhãn giúp bạn tránh việc giặt sai, từ đó giảm thiểu việc phải thay mới quần áo liên tục. Bạn cũng có thể xác định liệu một món đồ có thể giặt bằng máy hay phải giặt tay, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong
  • Tiết kiệm điện và nước: Tuân thủ hướng dẫn trên nhãn giặt giúp bạn sử dụng lượng nước và điện hợp lý, tối ưu hóa hiệu suất khi giặt tay hoặc giặt máy, giảm lãng phí tài nguyên.
  • Gia tăng độ bền cho quần áo: Bảo quản quần áo đúng cách theo hướng dẫn trên nhãn giúp giữ form dáng, chất liệu bền đẹp lâu hơn, giảm tần suất mua sắm và góp phần hạn chế tác động đến môi trường.uá trình giặt giũ.

Giải mã các ký hiệu trên nhãn giặt

Các ký hiệu giặt ủi trên quần áo thường được in trên nhãn mác (tag) và được gắn vào những vị trí khác nhau tùy theo thiết kế cũng như mục đích của nhà sản xuất. Bạn có thể tìm thấy chúng bên trong sản phẩm, ở phần cạp quần, cạp váy hoặc cổ áo. Dưới đây là những ký hiệu quan trọng mà bạn nên biết:

  • Ký hiệu giặt quần áo

Ký hiệu giặt tay: Hình bàn tay trong chậu nước. Quần áo nên được giặt bằng tay thay vì bằng máy giặt. Lưu ý về nhiệt độ nước, loại chất tẩy rửa và thời gian giặt để tránh làm hỏng sản phẩm.

Ký hiệu giặt máy: Hình chậu nước. Sản phẩm có thể giặt bằng máy giặt. Cần chọn loại chất tẩy rửa và chương trình giặt phù hợp để tránh nhăn, bai, phai màu hoặc giãn.

Ký hiệu không dùng chất tẩy: Hình tam giác với dấu gạch chéo. Không được sử dụng bất kỳ loại chất tẩy rửa nào. Thay vào đó, nên sử dụng nước sạch hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng phù hợp.

Ký hiệu giặt nước lạnh: Hình chậu nước với số chấm hoặc số độ chỉ nhiệt độ thấp. Quần áo nên được giặt bằng nước lạnh. Điều này thường áp dụng cho các sản phẩm nhạy cảm, màu sáng và dễ phai màu.

  • Kí hiệu sử dụng chất tẩy

(H1) Tam giác có hai vạch chéo bên trong → Chỉ sử dụng nước tẩy không chứa chlorine nếu cần. Bạn có thể dùng chất tẩy, nhưng phải đảm bảo loại không chứa chlorine để tránh làm hư hỏng vải.

(H2) Tam giác có chữ CL bị gạch chéo → Không sử dụng nước tẩy có chứa chlorine. Chất tẩy có chlorine có thể làm hư vải hoặc gây phai màu, vì vậy không nên sử dụng.

(H3) Tam giác rỗngCó thể tẩy nếu cần: Quần áo có thể được tẩy với bất kỳ loại chất tẩy nào, bao gồm cả chất có chứa chlorine.

(H4) Tam giác bị gạch chéo → Không tẩy: Không sử dụng bất kỳ loại chất tẩy nào, vì có thể gây hư hỏng vải hoặc làm phai màu sản phẩm.

  • Ký hiệu vắt và sấy khô quần áo

  • Ký hiệu hướng dẫn là ủi quần áo

Các ký hiệu thông dụng:

Ký hiệu vòng tròn với chữ “I”: Quần áo có thể được ủi ở nhiệt độ thấp, khoảng 110 độ C.

Ký hiệu vòng tròn với chữ “II”: Quần áo có thể được ủi ở nhiệt độ trung bình, khoảng 150 độ C.

Ký hiệu vòng tròn với chữ “III”: Quần áo có thể được ủi ở nhiệt độ cao, khoảng 200 độ C.

Ký hiệu một chấm: Quần áo chỉ được ủi ở mặt ngoài, không được ủi mặt trong.

Ký hiệu hai chấm: Quần áo chỉ được ủi ở mặt trong, không được ủi mặt ngoài.

Ký hiệu chữ “X”: Quần áo không được phép ủi. Thông thường, những loại vải như len, dạ, da và nhựa không được ủi.

  • Ký hiệu giặt khô quần áo

Những ký hiệu này giúp bạn hiểu cách bảo quản quần áo đúng cách, kéo dài tuổi thọ của trang phục và giữ được chất lượng vải tốt nhất.

Một số lưu ý khi giặt và bảo quản quần áo

Phân loại quần áo trước khi giặt

  • Giặt riêng quần áo trắng và quần áo màu để tránh phai màu.
  • Phân loại theo chất liệu: cotton, len, lụa, jeans,…
  • Kiểm tra túi áo, quần trước khi giặt để tránh làm hỏng máy giặt.

Chọn chế độ giặt phù hợp

  • Với quần áo mỏng nhẹ: chọn chế độ giặt nhẹ.
  • Đồ jeans, vải dày: có thể giặt mạnh hơn nhưng nên lộn mặt trái trước khi giặt.

Không giặt quá nhiều bột giặt: Dùng quá nhiều bột giặt không chỉ lãng phí mà còn dễ làm quần áo bị cứng.

Phơi quần áo đúng cách

  • Không nên phơi dưới ánh nắng gắt vì dễ làm phai màu vải.
  • Với vải len, nên phơi ngang thay vì móc treo để tránh bị giãn.

Cất giữ quần áo đúng cách

  • Quần áo cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Dùng túi hút ẩm để tránh nấm mốc.

Kết luận

Hiểu rõ các ký hiệu giặt là trên nhãn quần áo giúp bạn sử dụng và bảo quản quần áo tốt hơn. Chỉ cần quan sát những biểu tượng nhỏ này, bạn có thể biết cách giặt, phơi và ủi phù hợp với từng loại vải. Việc thực hành theo hướng dẫn giặt không chỉ giữ quần áo bền đẹp lâu hơn mà còn hạn chế những tác động tiêu cực từ quá trình làm sạch lên chất liệu vải.

Tìm hiểu thêm:

Mã vạch có làm giả được không?

Mã QR ra đời từ khi nào?

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *